Rắn độc phơi khô – món đặc sản nổi tiếng miền Tây

Với giá thành phải chăng, món khô rắn ở miền Tây đang là đặc sản thu hút khách nhậu và khách thập phương.

Khu vực biên giới giáp Campuchia thuộc xã Vĩnh Hội Đông, huyện An Phú, tỉnh An Giang là nơi sản xuất khô rắn nổi tiếng ở miền Tây.

Trong các loại khô (khô cá sặc rằn, khô cá lóc, khô cá chạch…), thì nổi tiếng nhất ở xã Vĩnh Hội Đông (huyện An Phú, An Giang) là khô rắn.

Khô rắn ở đây nổi tiếng khắp vùng mà mỗi khi du khách đến thăm đều mua về làm quà cho người thân, bạn bè.

Nơi đây có khoảng 10 hộ chuyên sản xuất khô rắn, mỗi ngày cung cấp cho thị trường ĐBSCL hàng chục kg khô rắn.

Đa số rắn được bà con mua về xẻ thịt, phơi khô phải nhập khẩu từ Campuchia.

phơi khô rắn
Người phơi khô rắn phải canh nắng sao cho miếng khô ráo nhưng thịt ăn vào vẫn giữ được độ tươi. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh An Giang

Anh Lê Văn Tiểu, người chuyên làm khô rắn ở xã Vĩnh Hội Đông cho biết trên tờ Nông nghiệp Việt Nam: Để làm ra khô rắn,người sản xuất thường chọn các loại rắn như bông súng, rắn râu, rắn nước, rắn trun…

Rắn bắt về, cắt tiết, lột hết phần da, loại bỏ xương lấy thịt, rồi tẩm ướp gia vị, sau đó ép mỏng và phơi qua vài lần nắng (ít nhất 3 ngày) để thịt rắn khô.

Tuy nhiên để thịt khô rắn ngon, người phơi cũng phải đảm bảo kỹ thuật, sao cho thịt rắn phơi rồi thân ngoài đã ráo hẳn, nhưng bên trong thịt vẫn còn tươi. Trong quá trình phơi, thịt sẽ rút bớt nước, bay bớt mùi tanh, chín ở dạng tái…

Bình quân cơ sở của anh Tiểu mỗi ngày sản xuất khoảng 20 – 25kg khô rắn. Cứ 12 kg rắn sống cho ra 1kg khô.

Khô rắn sản xuất chỉ trong vòng 6 tháng mùa lũ (từ tháng 8 đến tháng 11 hàng năm).

Giá bán bình quân từ 250.000 đến 300.000 đồng/kg, lúc cao điểm, nhất trong dịp Tết, giá tăng lên 350.000 – 500.000 đồng/kg.

Khô rắn có loại chỉ bỏ nội tạng, để nguyên con phơi khô, cũng có loại được lóc thịt lột da sạch sẽ.

Miếng khô rắn thoạt nhìn khó có thể biết là loại thịt gì bởi khô rắn không còn da, thịt rắn đã được lọc tách cẩn thận rồi khéo léo tạo hình như con cá lưỡi trâu đem phơi khô.

Khô rắn phơi khô
Sau khi phơi đủ độ khô, thịt rắn tự chuyển sang màu đỏ hồng bắt mắt.. Ảnh: Nông nghiệp Việt Nam

 

17-ran-kh-1425872650509
Khô rắn ngon phải đạt tiêu chuẩn bề ngoài đã rám nắng mà bên trong thịt vẫn còn tươi.

Nguồn: internet