An Giang là một trong những 13 tỉnh đồng băng sông Cửu Long, có đường biên giới dài 95km, là điểm đầu nguồn sông Cửu Long có vị trí quan trọng về nhiều mặt, là tỉnh có 4 nền văn hóa: Việt – Hoa – Khmer – Chăm, hun đúc nên sản phẩm văn hóa cộng cư. Do vậy, nét đặc thù của toàn khu vực, tạo nên sự độc đáo trong đời sống văn hóa ẩm thực một cách hòa hợp.
Từ những hàng thốt nốt xanh tươi chạy dài thẳng tắp ở các huyện Tịnh Biên, Tri Tôn, Thoại Sơn,… Thốt nốt được chế biến thành những tán đường ngọt dịu, những miếng thạch dòn, dai mát lạnh, những ly rượu bia thốt nốt gây hưng phấn cho khách thưởng thức. Ngoài ra, cây thốt nốt lão không còn cho nước, đem hạ xuống sản xuất thành đũa thốt nốt xinh xắn là sản phẩm đặc trưng của loại cây vùng biên giới này, rất bền, đẹp và chắc.
Đồng thời An Giang cón có các làng bè ở thị xã Châu Đốc chạy dài theo sông Hậu nổi tiếng về loại cá da trơn. Độc đáo là cá basa, cá tra không chỉ ngon lúc tươi, mà vô cùng đặc sắc khi được chế biến thành khô cá tra phồng được nhiều nước trên thế giới ưa chuộng, nhất là Trung Quốc gần đây, ăn thấy ngon và đặt hàng với một số lượng lớn. Song song đó, thịt bò, khô bò miệt biên giới Châu Đốc là một sản phẩm danh bất hư truyền được nhiều giới khẳng định là ngon không chỗ chê. Đặc sản bò xào lá vang là tuyệt vời.
Các món ngon và đặc sản nổi tiếng vừa kể, Châu Đốc còn rất nhiều đặc sản khác, điển hình như các loại mắm: ruột, mắm thái làm từ các loại cá bông, lóc, trèn, rô, sặc, cá lăng, cá linh,… Thu hút nhiều khách tiêu dùng. Ngoài ra, còn các loại rau cải đặc trưng như lá vang, kim thất, cải trời, sầu đâu và nhiều loại rau rừng, rau núi,… mà ai đã ăn qua là nhớ đời.
Với những nguồn nguyên liệu phong phú, đa dạng đó, mà các nhà hàng khách sạn và các cửa hàng ăn uống đều sử dụng phần lớn nguyên liệu tại chỗ, đáp ứng khẩu vị của du khách trong và ngoài nước thích thú.
Do Châu Đốc là thị xã có núi non, có 5 cụm di tích lịch sử văn hóa được Bộ Văn hóa và thể thao Du lịch xếp hạng là điểm du lịch tham quan gồm: Miếu Bà Chúa xứ, Chùa Tây An cổ tự, Đình thần Châu Phù, lăng Thoại Ngọc Hầu, Chùa Hang. Hàng năm lễ hội được cử hành long trọng mang tầm vóc quốc gia, nên gần 90% du khách đến Châu Đốc ăn nghỉ tại khách sạn đa số là khách ngoài tỉnh.
Còn các món địa phương truyền thống của người dân tộc Chăm như món bò nấu cà pụa, gà nấu cari kiểu Chăm, rồi dê nấu kiểu Chăm, cơm nị kiểu Chăm thơm mùa gia vị bí truyền như là cách khám phá văn hóa ẩm thực. bắp bò còn được kho theo kiểu Việt Nam và phục vụ trên lòng dĩa trắng phương Tây với các loại rau quả quê hương bản địa. Đúng là món ẩm thực Việt vẫn đậm đà hài hòa trong món Tây!
Nhằm tăng chất trong ăn uống mang hình thức địa phương các món ăn, những hình ảnh dân dã luôn thể hiện trong từng loại món ăn như con cá vẫy bằng dưa leo, hay trái thốt nốt, quả bí đỏ được làm bằng chén đựng súp, quả khóm thành ly chứa nước trái cây. Chén dĩa được sử dụng bằng gốm sứ trong nước, có hoa văn và màu sắc thuần Việt. Để cho bửa ăn thêm phần thi vị và thoải mái, không gian nhà hàng được trang trí thêm hoa lá, đặc biệt của vùng Châu Đốc như quầy trái thốt nốt, lá thốt nốt, lá đủng đỉnh, buồng cau, cây chuối, bụi lúa vàng, mâm ngũ quả,… và đệm thêm khúc nhạc nhẹ dân tộc, sẽ là nguồn phấn khởi làm bữa ăn thêm ngon miệng. Đất An Giang cũng là cái nôi đờn ca tài tử, khi thực khách cần sẽ có nhóm đờn ca phục vụ tới bờ bến để làm vui lòng du khách.