Món ăn ngon ở Đồng Tháp

Bánh phồng tôm Sa Giang

Bánh phồng tôm Sa Giang nổi tiếng từ lâu. Từ con tôm nước ngọt như tôm tích, tép mòng, tép ròng… qua bàn tay chế biến khéo léo của con người đã trở thành bánh phồng tôm Sa Giang, sản phẩm truyền thống đặc trưng của địa phương Đồng Tháp. Bánh được làm từ bột, thịt tôm xay nhuyễn và một ít hạt tiêu giã nhỏ. Các thành phần nguyên liệu sau khi trộn với nhau sẽ được nhồi vào những chiếc túi vải dạng hình ống dài. Sau khi hấp chín, người ta cắt ra từng lát tròn mỏng rồi đem phơi khô. Đem chiên giòn với dầu ăn nóng, bánh sẽ nở to ra, có độ giòn, xốp, béo ngậy. Những chiếc bánh tròn vành vạnh ngả màu vàng đục tựa như ánh trăng rằm, có hương vị nồng thơm, cay cay, đậm đà văn hoá ẩm thực của dân tộc sẽ khiến bạn ăn rồi lại muốn ăn thêm chiếc nữa…
banh phong dong thap
Bánh phồng Sa Giang

Những chiếc bánh hình tròn, gọn, cỡ lòng bàn tay, có màu vàng gạch non nhạt của thịt tôm xay nhuyễn, khi chiên phồng lên, cắn một miếng, bánh tan trong miệng với hương vị thơm nồng mùi thịt tôm, cay cay, béo đặc trưng. Những khi lễ, Tết, liên hoan, tiệc tùng… đĩa bánh phồng tôm thường có mặt trang trọng trên mâm cỗ. Sản phẩm bánh phồng tôm Sa Giang của xứ Sa Đéc ngày nay đã trở thành một thương hiệu nổi tiếng, có mặt khắp nơi và còn là một trong những mặt hàng thực phẩm xuất khẩu của Đồng Tháp được ưa chuộng,thịt heo đưa vào cối đá quết nhuyễn, da heo được lạng nhỏ thành từng miếng. Trộn lẫn các thứ thịt, bì, tiêu, ớt, lót kèm lá vông xong nguời ta gói lại bằng lá chuối tươi để từ 3 đến 4 ngày cho lên men ở nhiệt độ khoảng 27 đến 30 độ C. Nem làm ngon và đúng cách phải đủ 8 phần thịt, 2 phần bì, thịt lợn phải tươi, gia vị phải cân đối, gói thật đều tay. Vì vậy mà ở Lai Vung có câu vè : “Từng gói, từng gói nếu ai không giỏi thì gói không đều, từng lá nhỏ tươi bao tròn viên thịt, để lá ít thì nem lâu chua, để thịt vừa vừa thì nem lâu chín…”.
Tương truyền rằng, những ông tổ của nghề làm nem lúc đầu làm ra món ăn này chủ yếu để cúng kiến, giỗ tiệc, lễ tết. Sau này thấy ăn ngon miệng, dễ làm nên nhiều người Lai Vung quyết định học cách làm nem để bán. Ban đầu chỉ là bán nhỏ, lẻ, rồi sau đó truyền miệng cho nhau nên việc buôn bán nem cũng phát triển theo những chuyến xe đò, chuyến phà miền Tây và tới thập niên 1980-1990 đã trở thành mặt hàng bình dân được ưa chuộng. Đến năm 2000, Lai Vung đã có hàng chục lò nem tên tuổi như Út Thẳng, Tư Minh, Năm Thơ…

Món ăn từ bông điên điển
Đồng Tháp Mười là cái nôi của bông điên điển (điền thanh) vì nước ngập lưu niên, là điều kiện cho cây điên điển phát triển. Để bông điên điển trở thành món ăn, giản dị nhất là người ta nấu một nồi mắm kho, nhúng bông điên điển và một vài loại rau sống khác vào là đã có ngay một món khoái khẩu. Hoặc một cách làm đơn giản khác mà rất ngon là người ta dùng nó làm dưa. Bông điên điển lặt rửa sạch với giá sống để cho ráo nước rồi ngâm vào nước vo gạo lắng cho trong, pha muối có độ mặn vừa chuẩn trong cái vịm hay khạp nhỏ, đậy lá chuối hoặc lá môn, ủ kín chừng ba ngày sau là đã có một dĩa dưa vừa chua vừa giòn lại vừa đăng đắng, chấm với nước tương dầm ớt ăn đã ngon mà chấm với cá hoặc thịt kho lại càng ngon hơn. Nếu ta cho vào món dưa này bông súng, ngó sen, củ co, xác dừa nạo rồi nêm tỏi, đường, bột ngọt thì giòn và ngon không chê vào đâu được. Món này thường được dùng ăn ghém với mắm kho lạt hay cá linh kho mía.


Đặc sản bông điên điển

 

Bông điên điển còn được dùng để xào tép, làm nhân bánh xèo… – một bữa tiệc miền quê vừa ngon, vừa lạ miệng mà không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng có được. Giữa những ngày trời nước mênh mông, mưa gió mịt mù mà nhà có khách thì không gì hơn là chiêu đãi một bữa bánh xèo bông điên điển.

 

 

Lươn nấu trứng kiến
Không nấu lươn như cách người đồng bằng vẫn làm, vùng Đồng Tháp Mười đem con lươn nấu với trứng kiến tạo nên một món ngon lạ, mang đến cảm giác thú vị cho người  thưởng thức.

dacsantrungkien

Lươn trứng kiến

 

Lươn lựa con cỡ nửa cườm tay làm sạch. Đợi nước sôi cho nguyên con vào nồi nấu vài dạo, trút rau muống vào, thêm lá me non, nêm mắm muối cho vừa ăn, bắc nồi khỏi bếp. Lựa đám trứng kiến bị giập, bóp nát cho ra sữa rồi cho vào nồi cùng lúc với đám trứng nguyên. Gặp nóng, từng cái trứng se mặt rồi căng phồng lên, nước canh hơi đục màu trắng của sữa từ trứng kiến được bóp nát cũng bắt đầu dậy mùi. Múc muỗng canh nóng hổi có nhúm trứng kiến húp từ từ, những cái trứng nhỏ xíu như hạt gạo lạo xạo trong lưỡi thật thú vị. Trứng vỡ lụp bụp mùi thơm, vị béo bùi, vị chua hăng của trứng kiến hoà với vị chua của lá me non, vị ngọt thịt lươn làm thành một hương vị độc đáo, hoang sơ dân dã, mà vẫn thanh nhã nhẹ nhàng.

 

Ăn canh chua lươn trứng kiến phải thong dong thì mới thấy hết hương vị của món ăn, mới thấy sự tài tình khéo léo của người xưa biết tận dụng những gì mà thiên nhiên ban tặng.

 

Cá lóc nướng trui cuốn lá sen

Gần đây, một món ăn mới nhưng đã lập tức thu hút được người phương xa đến với Đồng Tháp, đó là món cá lóc nướng trui cuốn lá sen non chấm nước mắm me.

 

Cá lóc bắt từ các ao, đầm, lạch, mỗi con chỉ nặng khoảng hơn nửa kg, mình roi roi chứ không mập mạp lớn con như cá nuôi ở thành phố. Tuy vậy, thịt cá chắc nịch, ngọt và ít xương. Cá lóc bắt lên còn tươi, làm sạch sơ, rồi nướng khéo trên bếp than đỏ lửa sao cho cá chín vừa mà không bị khét, lớp da bên ngoài còn nguyên để bọc lấy thịt cá trắng tươi thơm nức ở bên trong.

ca loc nuong muoi ot
Cá lóc nướng trui

 

Cá chín tới, xẻ cá làm đôi, rắc lên ít hạt đậu phộng rang giòn, rồi rưới thêm chút hành mỡ lên mặt lớp thịt trắng vừa bóc ra, làm tăng độ thơm của thịt cá, rồi dọn ra ăn ngay. “Tháp Mười đẹp nhất bông sen”. Đồng Tháp vốn nổi tiếng là vùng đất trồng nhiều sen, nên tìm những chiếc lá sen non ở đây không khó. Lá sen non còn ngậm sương, cuốn chặt lại, tươi roi rói, được cắt khéo léo sát vào cuốn lá.

 

Nước chấm là khâu quan trọng nhất, quyết định sự ngon miệng và đậm đà của món ăn. Nước mắm ngon pha với đường, tỏi, ớt và me, sao cho vừa ăn, thơm ngon, đậm đặc nhưng không quá mặn, có thể chấm ngập cuốn cá mà vẫn vừa miệng.

 

Dùng một lá sen non, tách cánh lá ra, đặt vào đó một ít rau diếp cá, rau húng cay, một lát dưa chuột, khế chua, một vài cọng giá trắng, ít bún tươi rồi gắp một gắp thịt cá trắng tươi thơm nức đặt vào, cuốn gọn lại, chấm vào bát nước mắm me sóng sánh, thưởng thức đến đâu là biết đến đó.

 

Món ăn ngon và đáng nhớ chính là nhờ sự hòa trộn của nhiều vị chát, thơm, ngọt, chua, mặn… của lá sen non, của rau thơm, của các gia vị, của cá tươi và của nước chấm hương vị tuyệt vời…

 

Bao giờ có dịp đến với Đồng Tháp, đừng quên thưởng thức món ăn đặc trưng và đậm đà hương vị quê hương này bạn nhé!

 

Hủ tiếu Sa Đéc

 

Hủ tiếu Sa Đéc là 1 trong 2 thương hiệu nổi tiếng nhất phía Nam. Sợi bánh hủ tiếu mềm, không bở, không dai, không chua, thơm mùi gạo mới. Nước lèo nấu công phu bằng xương heo.
hutiutim

Hủ tiếu Sa Đéc

Nạc băm, nạc nguyên miếng dầy, tim, gan, phèo…đều làm từ heo mới xả thịt. Hành lá, ngò rí, đặc biệt “tang xại” – gia vị đặc trưng của người Tiều (Hoa) giúp tô hủ tiếu ngon thêm khi ăn với giá hẹ, cần tàu, xà lách cùng chén nhỏ xì dầu, ớt sừng trâu xắt lát ngâm giấm. Muốn no, ăn thêm giò chá quẩy.

 

Quýt hồng Lai Vung

 

Hai con sông Tiền và sông Hậu với dòng nước ngọt ngào hàng năm đã bồi đắp phù sa cho Đồng Tháp, khiến nơi đây đất đai màu mỡ, xóm làng trù phú, vườn cây trái xanh tươi trĩu quả. Trái cây Đồng Tháp từ xa xưa đã vang danh khắp mọi miền đất nước gắn liền với những địa danh rất quen thuộc: Xoài Cao Lãnh, nhãn Châu Thành, bưởi Phong Hoà, quýt hồng Lai Vung…

nem lai vung dong thap

Nem Lai Vung

 

Quýt hồng được trồng phổ biến tại 03 xã Long Hậu, Tân Phước, Tân Thành, huyện Lai Vung. Đến Đồng Tháp du khách còn được thưởng thức đặc sản quýt hồng Lai Vung. Quýt hồng ở đây không chỉ có nhiều quả, mà đặc biệt là quả to, vàng óng, nhiều nước, vị ngọt, thanh. Hãy tham gia một chuyến du hành trên sông vừa thưởng thức các loại trái cây vừa ngắm nhìn sông nước hữu tình, những cù lao xanh mượt trải dài, thấp thoáng vườn cây ăn trái… bạn sẽ cảm thấy thích thú và thêm lưu luyến mảnh đất Đồng Tháp trù phú yên bình./.

Nẻo Đường Việt