Củ ấu miền quê

Đến những lung bàu, kênh rạch miền Tây Nam Bộ, người ta thường có cây ấu mọc hoang.
Ấu là loài cây sống dưới nước; thân ngắn, có lông. Cây có hai thứ lá: lá nổi có phao ở cuống, hình quả trám, mép trên có răng cưa, dài cỡ 4 – 5 phân, cuống từ một tấc đến tấc rưỡi, giữa có phao; lá chìm thì phiến lá giảm, phiến xẻ lông chim nhưng rất nhỏ nên trông chỉ còn có các đường gân. Bông ấu màu vàng mọc đơn độc hay ở kẽ lá. Trái ấu thường được dân gian gọi là “củ”. Củ có hai sừng, đầu sừng vót nhọn, sừng do các lá đài phát triển thành.
EIKPauH1__PKVJ.jpg
Dân gian thường dùng câu ca: “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng ngọt” để gợi hình ảnh của củ ấu. Ấu hình thù là vậy nhưng khi đã thương nhau rồi thì củ ấu cũng sẽ biến đổi thành trọn vẹn. Một cách nói quá, ví von thật thú vị của người bình dân.
Củ ấu thường có hai giống: ấu gai cho trái có hai sừng nhọn như gai. Ấu trụi cho trái có hai sừng tù. Nếu trái ấu chưa quá già, màu nâu, chưa rụng xuống bùn, luộc ăn ngon, gọi là ấu nâng gương.

Nếu trái đã già, chuyển qua màu đen sẫm, vỏ cứng như sừng, có nhiều bột, gọi là ấu sừng trâu. Ấu luộc chín, cắn bỏ vỏ, ruột ấu có màu trắng ngà ăn vừa ngọt, vừa bùi.

Ngày xưa, khi đến vùng đất này khẩn hoang khai hóa, chính củ ấu là nguồn lương thực bổ sung quan trọng giúp con người no lòng ấm dạ.

Dân gian thường dùng câu ca: “Thương nhau củ ấu cũng tròn, ghét nhau trái bồ hòn cũng ngọt” để gợi hình ảnh của củ ấu. Ấu hình thù là vậy nhưng khi đã thương nhau rồi thì củ ấu cũng sẽ biến đổi thành trọn vẹn. Một cách nói quá, ví von thật thú vị của người bình dân.

 

Củ ấu thường có hai giống: ấu gai cho trái có hai sừng nhọn như gai. Ấu trụi cho trái có hai sừng tù. Nếu trái ấu chưa quá già, màu nâu, chưa rụng xuống bùn, luộc ăn ngon, gọi là ấu nâng gương.IKHMauH2__JALP.jpg

 

Nếu trái đã già, chuyển qua màu đen sẫm, vỏ cứng như sừng, có nhiều bột, gọi là ấu sừng trâu. Ấu luộc chín, cắn bỏ vỏ, ruột ấu có màu trắng ngà ăn vừa ngọt, vừa bùi.

Ngày xưa, khi đến vùng đất này khẩn hoang khai hóa, chính củ ấu là nguồn lương thực bổ sung quan trọng giúp con người no lòng ấm dạ.