Cũng giống như sầu riêng, bản thân trái quách phát ra hai mùi thơm và khai khai cùng một lúc. Nên ai bắt gặp được mùi thơm ngay thì cho rằng ngon. Còn lỡ cảm nhận mùi hôi trước thì sẽ khoát tay không dám thử.
Quách là loại cây trồng rải rác ở các tỉnh miền Tây Nam bộ, đặc biệt là ở Trà Vinh. Cây quách trưởng thành cao hơn 3m, có quả tròn to bằng quả gấc, vỏ màu xám nhám. Trái quách cứng như gáo dừa khô, khi chín tự rụng và rụng vào ban đêm. Người nhà quê thường bảo quách là trái “đầu trụi” vì nó giống như cái đầu trọc lóc khi đã cạo hết tóc.
Quách dùng làm thức uống giải khát. Công thức làm món này rất đơn giản. Chỉ cần dùng dao to, lật bề sóng, dần trái quách thành đường tròn rồi tách ra làm hai. Đừng thảng thốt vì mùi và màu nâu đen của nó. Hãy thử trước khi nhăn mặt. Sau khi đã tách quách, dùng muỗng nạo phần thịt bên trong, trộn cùng hai muỗng đường rồi cho vào ly. Phía trên mặt, bỏ một ít đá viên hoặc đá bào. Chỉ thế thôi đã có ngay ly quách ngào đường ngon lành.
Quách dùng làm thức uống giải khát. Công thức làm món này rất đơn giản. Chỉ cần dùng dao to, lật bề sóng, dần trái quách thành đường tròn rồi tách ra làm hai. Đừng thảng thốt vì mùi và màu nâu đen của nó. Hãy thử trước khi nhăn mặt. Sau khi đã tách quách, dùng muỗng nạo phần thịt bên trong, trộn cùng hai muỗng đường rồi cho vào ly. Phía trên mặt, bỏ một ít đá viên hoặc đá bào. Chỉ thế thôi đã có ngay ly quách ngào đường ngon lành.
Giờ là đến phần cảm nhận. Quách có vị chua ngọt, hòa quyện với đường tạo ra một vị ngọt thanh rất riêng, đặc trưng. Ngoài ra có thể dùng trái quách để làm sinh tố. Theo y học dân gian, trái quách non còn xanh xắt mỏng phơi khô dùng để chữa trị tiêu chảy, trái chín chống táo bón, giúp ổn định đường tiêu hóa.
Đừng ngần ngại một lần thử trái “đầu trụi” này. Vị của nó sẽ làm cho những ai lần đầu ăn rồi phải chết thèm, quên đi mùi khai khai để cảm nhận hương vị đậm đà, dân dã của loại trái cây của làng quê Tây Nam bộ.