Bún mắm, món ngon thoạt nhìn đơn giản nhưng ẩn chứa bao sự cầu kỳ. Dù xuất phát từ Cần Thơ, nhưng có được mắm ngon người dân Khơme ở vùng Châu Đốc – An Giang mới làm ra con mắm ngon nhất cho món này.
Không như mùa lũ miền Trung, mùa nước nổi miền Tây kéo dài từ một đến ba tháng và mang theo những đặc sản đặc sắc rất Nam Bộ như bông điên điển, cá sặc… Cá sặc, cá linh cũng được người dân nơi đây dùng làm mắm để dành. Và cũng chính 2 loại mắm này phù hợp với món bún mắm nhất.
Nhưng sẽ rất thiếu sót khi tô bún thiếu đi mắm trèn. Một sự kết hợp hoàn hảo: mắm sặc để có mùi thơm; mắm trèn để tăng vị ngọt đậm và màu sắc thắm đượm, mắm linh với cái hơi nhân nhẩn béo đặc trưng.
Con mắm được nấu rã ra, rồi lọc lấy phần nước trong, cho thên một ít đường, sả và dùng chung với bún. Về sau để tăng hương vị và độ phong phú cho bún mắm, người ta cho thêm miếng cá, tôm, mực và heo quay.
Chả cá, ớt nhồi bên tô giấm tỏi đặc trưng của bún mắm Tôm mực tươi hấp dẫn Món rau ăn cùng cũng phong phú không kém, bao gồm giá sống, bắp chuối, rau muống chẻ, rau đắng, bông súng |
Thường được gọi chung là bún mắm miền Tây, tuy nhiên món này lại được chia ra nhiều “trường phái” khác nhau như bún mắm Cần Thơ, An Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng… Trong đó, bún mắm Bạc Liêu cũng nổi danh không kém nhờ hương vị mộc mạc nhưng thành phần thì khá hào phóng.
Tô bún mắm to, có “cải biên” một chút cho hợp lòng người Sài Gòn khi thêm vào chả cá, ớt dồn… nhưng mùi mắm đặc trưng thì không lẫn vào đâu được. Một mùi thơm dịu, không quá dựa vào mùi giấm tỏi như nhiều kiểu ăn bún mắm khác.
Món rau ăn cùng cũng phong phú không kém, bao gồm giá sống, bắp chuối, rau muống chẻ, rau đắng, bông súng… Nêm thêm một chút ớt xay và mắm me sẽ khiến tô bún mắm của bạn đủ vị hơn.